Ngày 27.11, cư dân mạng phẫn nộ trước sự việc họa sĩ M.N thừa nhận đặt camera quay lén đồng nghiệp nữ trong toilet. Nạn nhân tiết lộ camera ẩn được đặt trong chiếc cốc ở bồn rửa mặt, hướng thẳng vào bồn cầu, nhưng nhìn qua chẳng khác chìa khóa ô tô là bao…
![]() Thiết bị phát hiện quay lén của Xiaomi vừa ra mắt đầu năm nay
|
Kết hợp hàng loạt những mẹo phổ biến như quan sát bằng mắt, tắt đèn, kiểm tra wifi, dùng camera của điện thoại… là cách đơn giản và ít tốn kém để phát hiện camera. Muốn chắc ăn hơn, ta có thể viện đến các ứng dụng tìm camera ẩn như Hidden Camera Detector (cho iOS) hoặc Spy Camera Detector (cho Android). Những ứng dụng này dùng ống kính máy quay, đèn pin điện thoại để dò lỗ khoét hoặc quét Wi-Fi, Bluetooth nhằm rà soát thiết bị khả nghi đang truy cập.
Nếu thực sự cần, bạn nên đầu tư thiết bị dò hồng ngoại có khả năng phát hiện máy quay lén. Đầu năm 2020, hãng Xiaomi công bố sản phẩm Smoovie Multifunctional Infrared Detector (SMID) với kiểu dáng nhỏ gọn, cho phép người dùng phát hiện camera quay lén ở bất cứ đâu. Dung lượng pin 230 mAh có thể duy trì 24 giờ liên tục ở chế độ dò camera và 72 giờ ở chế độ báo động. Sản phẩm của Xiaomi được bán với giá 500.000 đồng ở Việt Nam.
![]() CC308+ giúp phát hiện máy nghe lén và camera ẩn
|
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một số thiết bị theo dõi hiện đại rất khó truy lùng nếu không có sự trợ giúp từ các chuyên gia. Máy dò đôi khi chỉ phát hiện các thiết bị ở một nhóm tần số sóng nhất định, nếu thiết bị sử dụng nhiều khung tần số thì máy dò không thể phát hiện.
Cho đến thời điểm hiện tại, công nghệ phát hiện quay lén vẫn luôn đi sau thủ đoạn của kẻ xấu một bước. Chừng nào luật pháp chưa có cách kiểm soát việc bày bán tràn lan các thiết bị theo dõi, mỗi cá nhân vẫn cần phải tự bảo vệ bản thân bằng cách tỉnh táo và cảnh giác hơn khi sinh hoạt trong môi trường công cộng.